Những câu hỏi liên quan
Hoàng Thị Ngọc Ánh
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Anh Trần
9 tháng 3 2022 lúc 18:37

Mở bài:
Ông cha ta từng có câu: “Bạn bè là nghĩa tương thân/ Khó khăn hoạn nạn, ân cần có nhau". Con người không ai có thể sống thiếu bạn. Tình bạn là một trong những tình cảm cao đẹp và trong sáng nhất. Vì vậy có ý kiến cho rằng: “Cuộc đời mất đi tình bạn cũng giống như thế giới mất đi mặt trời”. Câu nói trên thật đúng đắn và ý nghĩa.

Thân bài
1. Giải thích
- Tình bạn: là mối quan hệ tình cảm tốt đẹp của con người, là sự thấu hiểu, đồng cảm, yêu thương, sẵn sàng chia sẻ, giúp đỡ, hy sinh cho nhau.
- Mặt trời đại diện cho sự sống. Không có mặt trời con người không thể tồn tại. Đây là yếu tố cần thiết và quan trọng.
=> Ý nghĩa câu nói: Đề cao vai trò tình bạn trong cuộc sống. Tình bạn cũng quan trọng với con người như mặt trời vậy. Tác giả đặt ra mối tương quan giữa hai yếu tố: trừu tượng và cụ thể, vật chất và tinh thần để thấy tình bạn như hơi thở, như cuộc sống, như chân lí hiển nhiên. Giống như câu nói của Democrite “Ai không có một người bạn chân chính thì người đó không đáng được sống".

2. Phân tích, chứng minh
- Tại sao ta cần phải có bạn?
+ Có bạn là ta có được sự chia sẻ niềm vui, nỗi buồn (Tình bạn có thể nhân đôi niềm vui, chia sẻ nỗi buồn) (Cicero).
+ Khi vui: Niềm vui đong đầy căng tròn như quả bóng có nhu cầu giải tỏa. Khi ấy, bạn là nơi ta tìm đến để chia sẻ niềm vui (niềm vui lúc đó được nhân đôi)
+ Khi buồn: Con người thường có tâm lí giấu kín, nỗi buồn thì dồn tụ, có khi dẫn đến ức chế, suy sụp tinh thần: Bạn là nơi ta tin tưởng, trao đổi sẻ chia. Sự sẻ chia đúng người, đúng chỗ giúp ta trút đi gánh nặng buồn đau.
+ Tìm bạn, kết bạn là tìm đến sự thấu hiểu, cùng quan niệm, cùng chí hướng, cùng sở thích... ; đó là sự tri kỷ, tâm giao (Nguyễn Khuyến - Dương Khuê, Các Mác - Lê Nin (cùng chung mục đích, lí tưởng); Bá Nha - Từ Kì, Lưu Bình - Dương Lễ...)
+ Khi gặp khó khăn: ngoài gia đình, bạn bè là nơi nương tựa, giúp đỡ. Sự giúp đỡ trở nên cao quý, đa dạng, nhiều cung bậc:
=> Tình bạn là tình cảm cao quý, thiêng liêng không thể thiếu được.

3. Bình luận
- Tác giả đưa ra một vấn đề không mới nhưng rất được quan tâm. Không phải ai cũng thấy được giá trị của tình bạn. Tình bạn là một tình cảm cao quý không thể thiếu trên đường đời của mỗi con người, không ai có thể sống thiếu bạn... Vì thế, tùy mức độ thân thiết mà có tình bạn. Tình bạn rất đa dạng và nhiều mức độ khác nhau:
+ Tình bạn giao tiếp
+ Tình bạn tâm giao
+ Tình bạn trong làm ăn
=> Tùy mức độ thân thiết mà có tình bạn.

4. Mở rộng, liên hệ bản thân
- Tình bạn chỉ cao đẹp khi xuất phát từ sự chân thành, thấu hiểu, không vụ lợi, nhỏ nhen, ích kỉ (bởi ích kỉ là liều thuốc độc có thể giết chết tình bạn)
- Muốn có tình bạn cao đẹp cần:
+ Chân thành, thấu hiểu, yêu thương, chia sẻ, giúp đỡ nhau.
+ Phải biết giữ gìn và nuôi dưỡng tình bạn bền chặt, sâu sắc.
=> Hãy tìm một tình bạn chân thành để cuộc sống thêm tốt đẹp.

Kết bài:
Nêu ý nghĩa câu nói và rút ra bài học.

Bình luận (0)
Nguyễn Tuấn Anh Trần
9 tháng 3 2022 lúc 18:38

mik cx ko bt luận điểm nó nằm ở đâu. Lú wa :))

Bình luận (1)
Nguyễn Hà Phương
Xem chi tiết
đức duy bùi
11 tháng 9 2023 lúc 20:10

Nhân vật lịch sử tiêu biểu cho cuộc kháng chiến chống Pháp cuối thế kỉ XIX là: Trương Định, Nguyễn Trường Tộ và Tôn Thất Huyết, Nguyễn Trung Trực...

Một số nét về các nhân vật lịch sử đó là:

Nguyễn Trung Trực người thôn Vĩnh Hội, xã Cát Hải, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định. Sau khi Pháp xâm lược, ông theo gia đình phiêu bạt vào Nam, định cư tại một làng chài thuộc huyện Bến Lức, tỉnh Long An. Thuở nhỏ, ông rất hiếu động, thích học võ nên khi lớn lên ông có thể lực khỏe mạnh, giỏi võ nghệ và là người can đảm, mưu lược. Năm 1859, ông vào lính dưới quyền chỉ huy của Trương Định. Vào khoảng sáng ngày 10 tháng 12 năm 1861, ông cùng một số nghĩa quân tổ chức phục kích đốt cháy chiếc tiểu hạm Hy Vọng của quân Pháp. Sau lần đốt tàu của giặc Pháp, ông cùng nghĩa quân chiến đấu ở Gia Định, Biên Hòa và Kiên Giang lập được nhiều chiến công hiển hách. Câu nói khảng khái của ông còn mãi lưu truyền cho thế hệ mai sau: “Bao giờ Tây nhổ hết cỏ nước Nam mới hết người Nam đánh Tây”.

 

Bình luận (0)
cụ nhất kokushibo
11 tháng 9 2023 lúc 20:11

Tham khảo nha :

Nhân vật lịch sử tiêu biểu cho cuộc kháng chiến chống Pháp cuối thế kỉ XIX là: Trương Định, Nguyễn Trường Tộ và Tôn Thất Huyết, Nguyễn Trung Trực...

Một số nét về các nhân vật lịch sử đó là:

Nguyễn Trung Trực người thôn Vĩnh Hội, xã Cát Hải, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định. Sau khi Pháp xâm lược, ông theo gia đình phiêu bạt vào Nam, định cư tại một làng chài thuộc huyện Bến Lức, tỉnh Long An. Thuở nhỏ, ông rất hiếu động, thích học võ nên khi lớn lên ông có thể lực khỏe mạnh, giỏi võ nghệ và là người can đảm, mưu lược. Năm 1859, ông vào lính dưới quyền chỉ huy của Trương Định. Vào khoảng sáng ngày 10 tháng 12 năm 1861, ông cùng một số nghĩa quân tổ chức phục kích đốt cháy chiếc tiểu hạm Hy Vọng của quân Pháp. Sau lần đốt tàu của giặc Pháp, ông cùng nghĩa quân chiến đấu ở Gia Định, Biên Hòa và Kiên Giang lập được nhiều chiến công hiển hách. Câu nói khảng khái của ông còn mãi lưu truyền cho thế hệ mai sau: “Bao giờ Tây nhổ hết cỏ nước Nam mới hết người Nam đánh Tây”.

Bình luận (0)
Thu Khanh
Xem chi tiết
Chu Thị Thanh Huyền
10 tháng 5 lúc 15:24

lời ru con của tác giả nguyễn lam thắng

 

Bình luận (0)
chucongnhatquang
Xem chi tiết
Vũ Ngọc Nguyên Thảo
1 tháng 10 2017 lúc 10:02

Bạn qua https://h.vn/ hỏi đi. Ở đây là trang toán mà

Bình luận (0)
Vũ Ngọc Nguyên Thảo
1 tháng 10 2017 lúc 10:02

Nhầm

https://h.vn/

Bình luận (0)
Vũ Ngọc Nguyên Thảo
1 tháng 10 2017 lúc 10:03

http://h.vn

Bình luận (0)
Nguyễn Minh Đức
Xem chi tiết
Hoàng Thu Hằng
Xem chi tiết
•๖ۣۜƓiȵ༄²ᵏ⁶
6 tháng 3 2020 lúc 15:50

Em đã được xem phim Đất Phương Nam dựa theo truyện Đất rừng phương Nam của nhà văn Đoàn Giỏi. Quãng đời lưu lạc của bé An- nhân vật chính trong phim đã làm cho em vô cùng cảm phục. Còn hình ảnh sông nước Cà Mau, đặc biệt là cảnh sắc chợ Năm Căn nằm trên mảnh đất cuối cùng cực nam của Tổ quốc thì mãi mãi tới tận hôm nay, sau khi học xong văn bản Sông nước Cà Mau mới để lại trong tâm trí em những ấn tượng vô cùng mới lạ, qua tài năng quan sát tinh tế và nghệ thuật miêu tả điêu luyện của nhà văn Đoàn Giỏi.

Một đoạn văn không dài (chỉ nửa trang văn) mà tác giả đã làm sống lại như thật trước mắt người đọc cảnh sắc của cái chợ ở vùng sông nước Cà Mau một vẻ đẹp riêng, vừa trù phú vừa độc đáo làm sao!

Dưới ngòi bút miêu tả đặc sắc của nhà văn, lần đầu tiên em được “thưởng thức” một cảnh chợ nằm sát bên bờ dòng sông Năm Căn. Với những túp lều lá thô sơ kiểu cổ xưa nằm bên cạnh  những ngôi nhà gạch văn minh hai tầng... Phải chăng đó là kiểu cấu trúc vừa mang dáng dấp của thời đại vừa giữ được truyền thống dân tộc: Vẫn là quang cảnh quen thuộc của một xóm chợ vùng rừng cận biển thuộc tỉnh Bạc Liêu. Nhưng không, đó là một sự “ồn ào, đông vui, tấp nập”. Không những thế, “Năm Căn còn có cái bề thế của một trấn "anh chị rừng xanh” đứng kiêu hãnh phô phang sự trù phú của nó trên vùng đất cuối cùng của Tổ quốc”. Sự trù phú của nó được thể hiện qua khung cảnh rộng lớn tấp nập, hàng hoá phong phú, thuyền bè san sát: những đống gỗ cao như núi, những bến vân hà nhộn nhịp dọc dài theo dòng sông, những ngôi nhà bè... Với 12 điệp từ những trong đoạn văn, có thể nói Đoàn Giỏi đã thành công trong biện pháp liệt kê gây ấn tượng về sự trù của chợ Năm Căn.

Trù phú thôi chưa đủ! Chợ còn có vẻ đẹp, một vẻ đẹp độc đáo mà chẳng thể có nơi nào có được. Chợ họp ngay trên sông nước với những nhà bè như những khu phố nổi và những con thuyền bán hàng len lỏi ở mọi nơi. Khách mua hàng có thể mua mọi thứ mà không phải bước ra khỏi thuyền. Chợ lại họp cả ban đêm nữa mới thích chứ! Những ngôi nhà lá ban đêm ánh đèn măng sông chiểu rực trên mặt nước như những khu phố nổi, và ở nơi đây người ta có thể cập thuyền lại... Đọc đến đây khiến em liên tưởng đến một hội hoa đăng trên sông nước, hay là một bầu trời đầy sao in hình xuống dòng sông Năm Căn lung linh, lấp lánh như một “thiên cung”. Đẹp làm sao! Em đã phải thầm thốt lên trong tâm trí của mình.

Chợ Năm Căn đã đẹp lại còn đẹp hơn bởi sự tô điểm về màu sắc, trang phục, tiếng nói của người bán hàng của rất nhiều các dân tộc: những người con gái Hoa kiều bán hàng xởi lởi, những người Chà Châu giang bán vải, những bà cụ già người Miền bán rượu với đủ các giọng nói líu lô, đủ cách ăn vận sặc sỡ, đã điểm tô cho Năm Căn một màu sắc độc đáo hơn tất cả các xóm chợ vùng rừng Cà Mau. Chợ Năm Căn còn “khêu gợi” hấp dẫn du khách bởi những hương vị của các “món xào”, món nấu Trung quốc rất mới lạ, hoặc những món ăn dân dã không kém phần thú vị: một đĩa thịt rừng nướng ướp kiểu địa phương kèm theo vài cút rượu. Thật tài hoa! Nhà văn như “hội tụ” được những hương vị đậm đà của đời thường vào ngòi bút của mình để rồi “toả” ra trên những trang viết làm ngất ngây lòng người.

Cảnh chợ Năm Căn là một bức tranh vô cùng sống động. Một bức tranh được vẽ bằng ngôn ngữ văn chương có đường nét, hình khối, có màu sắc âm thanh, và đặc biệt còn có cả hương vị đậm đà mà chỉ một vùng đất cuối cùng của Tổ quốc mới có được. Nhờ có bức tranh này mà chợ Năm Căn được hiện lên với những màu sắc độc đáo cùng với sự tấp nập của nó. Tuy chưa được đặt chân lên vùng đất xa xôi này nhưng những trang văn đã giúp em vừa hình dung được cụ thể, vừa có những hiểu biết rộng lớn hơn để yêu mến mảnh đất ở tận cùng phía nam của đất nước. Học xong bài Sông nước Cà Mau bỗng nhiên trong em ấp ủ một ước mơ khát vọng: sau này khi đã trưởng thành, em sẽ được đến mảnh đất yêu thương này để được tận mắt chiêm ngưỡng và đóng góp một phần trí tuệ, sức lực của mình xây dựng và bảo tồn những nét văn hoá đẹp cúa chợ Năm Căn.



 

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
giúp mik với
Xem chi tiết
nthv_.
17 tháng 9 2021 lúc 20:00

Tham khảo:

"Tôi đi học" đã được bố cục theo dòng hồi tưởng của nhân vật "tôi” về những kỉ niệm buổi tựu trường. Tiết trời vào những ngày cuối thu, hình ảnh các em nhỏ đến trường gợi cho nhân vật “tôi” nhớ lại ngày đầu tiên đi học. "Tôi" nhớ lại con đường cùng mẹ đến trường, cảnh vật trên đường vốn rất quen nhưng lần này tự nhiên thấy lạ, “tôi” cảm thấy có sự thay đổi lớn trong lòng mình. Đó là cảm giác trang trọng và đứng đắn trong chiếc áo vải dù đen dài, cùng mấy quyển vở mới trên tay. Bàn tay cẩn thận, nâng niu mấy quyển vở, lúng túng muốn thử sức nên xin mẹ được cầm cả bút, thước như các bạn khác. Khi nhìn thấy ngôi trường ngày khai giảng, "tôi" thấy ngạc nhiên vì sân trường hôm nay dày đặc cả người, ai cũng ăn mặc sạch sẽ, gương mặt tươi vui và sáng sủa. Ngôi trường vừa xinh xắn vừa oai nghiêm khác thường, “tôi” cảm thấy mình bé nhỏ, do đó lo sợ vẩn vơ. Đặc biệt, lúc ngồi vào chỗ của mình trong giờ học đầu tiên, nghe thầy giáo gọi tên, bắt đầu học bài học thứ nhất,... nhân vật chính của thiên truyện vừa thấy hồi hộp, ngỡ ngàng lại vừa tự tin, sung sướng.Câu bị động: in đậm.
Bình luận (1)
Song Ngư
Xem chi tiết
Lê Minh Vy
12 tháng 5 2021 lúc 14:24

“Người thầy đầu tiên” là tác phẩm xuất sắc của Ai-ma-tốp – nhà văn xứ Cư-rơ-gư-xtan. “Hai cây phong” thuộc phần đầu của tác phẩm trên. Với lời văn chân thành, dạt dào cảm xúc, đoạn trích đã làm hiện lên trước mắt chúng ta cảnh sắc của làng quê tác giả. Đồng thời, ông cũng thể hiện tình yêu quê hương tha thiết, lòng biết ơn đối với người thầy đã vun trồng mơ ước, hi vọng cho những người học trò nhỏ.

   Hóa thân vào nhân vật “tôi” – người họa sĩ – tác giả đã miêu tả cảnh sắc làng Ku-ku-rêu và vẻ đẹp của hai cây phong sau nhiều năm đi xa trở về. Những tiếng “làng Ku-ku-rêu chúng tôi”, “phía dưới làng tôi”, “phía trên làng tôi” cất lên thật đầm ấm và thương mến. Ngôi làng ở “ven chân núi”, trên một cao nguyên. Cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ, bao la, có “thung lũng Đất Vàng”, có “cánh thảo nguyên Ca-dắc-xtan mênh mông” rồi thì “rặng núi Đen và con đường sắt làm thành một dải thẫm màu băng qua đồng bằng chạy tít đến tận chân trời phía Tây”. Khung cảnh được cảm nhận bằng những hình ảnh, đường nét đậm nhạt, cao thấp, gần xa, đầy hoang sơ và thơ mộng, thể hiện sự tài hoa của người họa sĩ trước thiên nhiên và cả tình yêu, niềm tự hào của người con đối với mảnh đất quê hương. Nhớ làng Ku-ku-rêu cũng chính là nhớ vè hai câ phong nằm trên đồi cao, người họa sĩ biết chúng từ thuở ” bắt đầu biết mình” – một sự gắn bó tha thiết. Hai cây phong được so sánh với “những ngọn hải đăng đặt trên núi”- một hình ảnh đầy ý nghĩa. Nếu như ngọn hải dăng dừng trên biển, tỏa ánh sáng soi đường, dẫn dắt những con tàu cập bến thì hai cây phong đã dẫn lối, chỉ đường cho biết bao người con của làng Ku-ku-rêu hướng về, tìm về quê hương. Có thể nói chúng đã trở thành biểu tượng cho làng quê tác giả. Và tình yêu quê hương gắn liền với tình cảm dành cho hai cây phong. Ta bắt gặp một loạt các hình ảnh so sánh, nhân hóa để gợi tả về “tiếng nói riêng’, ‘tâm hồn riêng” của hai cây phong quê nhà, có lúc “tưởng như một làn sóng thủy triều dâng lên vỗ vào bãi cát”, có lúc nghe như một tiếng thì thầm thiết tha nồng thắm truyền qua lá cành như một đốm lửa vô hình”, có khi lại “bỗng im bặt một thoáng như thương tiếc người nào”. Nếu cây tre Việt Nam hiện lên với hình ảnh:

"Bão bùng thân bọc lấy thân Tay ôm tay níu tre gần nhau thêm" (Nguyễn Duy)

thì cây phong làng Ku-ku-rêu, cây phong thảo nguyên trong mây đen và giông bão bị “xô gãy cành, tỉa trụi lá” vẫn “dẻo dai và reo vù vù như một ngọn lửa bốc cháy rừng rực”. Câu văn cho thấy sức sống mãnh liệt của hai cây phong và phải chăng chúng cũng mang tính cách của con người nơi đây: dẻo dai, kiên cường mà rất đỗi dịu dàng, thân thương? Chắc chắn nhà văn tài ba của chúng ta phải mang một tâm hồn nghệ sũ hài hòa hai tố chất: tố chất âm nhạc và tố chất âm nhạc mới có thể vẽ nên một bức tranh có đường nét, màu sắc, nghe được những âm thanh trầm bổng, thấm đượm hơi lửa nồng ấm, đắm say của hai cây phong. Cả đoạn văn gây được ấn tượng sâu sắc bởi sắc thái biểu cảm, âm nhạc và hội họa cùng nhau chắp cánh, qua đó nổi bật lên vẻ đẹp của hai cây phong và tình cảm của tác giả với chúng. Như lời tâm sự: “Chẳng qua chúng đứng trên đồi cao lộng gió nên đáp lại bất kì chuyển động khe khẽ nào của không khí” thế nhưng “việc khám phá ra chân lí đơn giản ấy vẫn không làm tôi vỡ mộng xưa’, và tuổi trẻ của tôi đã để lại nơi ấy, bên cạnh chúng như một mảnh vỡ của chiếc gương thần xanh”, ” mảnh vỡ của chiếc gương thần xanh” ấy là tâm hồn tuoir thơ vô cùng trong sáng.

   Ở phần hai trích đoạn, tác giả kết hợp tự sự với miêu tả, mạch kể “tôi” đan xen với mạch kể”chúng tôi”, gợi lại kỉ niệm tuổi thơ êm đềm. Những hoài niệm bao giờ cũng đằm thắm, thiết tha. Với con người Việt Nam chúng ta, mỗi lần xa quê là “nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương”, là nhớ con đò, cánh diều biếc, nhớ cây đa, giếng nước, mái đình, nhớ con sông quê:

"Bạn bè tôi tụm năm tụm bảy Bầy chim non bơi lội trên sông Tôi đưa tay ôm nước vào lòng Sông mở nước ôm tôi vào dạ..." (Nhớ con sông quê hương - Tế Hanh)

   Còn người họa sĩ trong câu chuyện lại nhớ về những năm tháng tuổi thơ bên hai cây phong thân thương. Làm sao quên được “năm học cuối cùng, trước khi bắt đầu nghỉ hè”, bọn con trai nghịch ngợm và hồn nhiên ‘reo hò, huýt còi ầm ĩ” chạy lên đồi. Hai cây phong như người bạn” nghiêng ngả đung đưa”, “chào mời chúng tôi đến với bóng râm mát rượi và tiếng lá xào xạc dịu hiền. “Lũ nhóc con đi chân đất” trèo lên cây ” làm chấn động cả vương quốc loài chim”. Một lờ kể thật ngây thơ mà thú vị! Các cậu bé giống như những chú chim non đã chiếm lĩnh vòm cây xanh này. TRên những cành cao nhất, chúng sung sướng ngắm nhìn cảnh vật gần xa, tưởng như “có môt phép thần thông nào vụt mở ra trước mắt chúng toi cả một thế giới đẹp đẽ vô ngần của không gian bao la và ánh sags”. Cây phong đã làm lũ trẻ được mở rộng tầm mắt. Dưới con mắt trẻ thơ, chuồng ngựa của nông trang chỉ như một căn nhà xép bình thường, này đây dải thảo nguyên xa thẳm xanh biếc, mất hút trong làn sương mờ, kia những dòng sông xa lạ “lấp lánh chân trời như những sợi chỉ bạc mỏng manh”. Lũ trẻ lắng nghe tiếng gió, tiếng lá cây.Quả thật trong giây phút ấy, cả trí tuệ và tâm hồn của các cậu bé như được khơi sâu. Nhân vật “tôi” sung sướng hạnh phúc đến nỗi “tim đập rộn ràng”, người họa sĩ tương lai cố hình dung ra những miền xa lạ kia. Các câu văn cuoi sđoạn trích:”Thuở âý một điều tôi chưa hề nghĩ đến: ai là người đã trồng hai cây phong trên đồi này…Quả đồi có hai cây phong ấy, không biết vì sao ở làng tôi họ gọi là Trường Đuy-sen” đã dẫn người đọc vào câu chuyện về người thầy Đuy-sen- ngườ đem ánh sáng văn hóa tới cho bọn trẻ. Có thể nói từ việc cảm nhận vẻ đẹp của hai cây phong, người họa sĩ đã kể về những kỉ niệm ấu thơ tươi đẹp, giàu ý nghĩa.

   Với ngòi bút sinh động, đạm chất hội họa, Ai-ma-tốp đã khiến hai cây phong vừa mang vẻ đẹp thân thuộc nhưng cũng rất cao quý. Đoạn trích cũng nhắc nhở chúng ta đừng bao giờ quên đi quá khứ, tuổi thơ, quên bóng dáng quê hương.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
kodo sinichi
Xem chi tiết
Khánh Quỳnh
12 tháng 4 2022 lúc 12:29

tham khảo

Ngày hôm qua, trong lúc cùng bạn thân của mình là Linh dọn đồ đạc để chuẩn bị đi chơi dài ngày, thì em lại nhìn thấy một chú gấu bông có vết may xấu xí trên chân. Chú gấu bông ấy tuy cũ nhưng rất sạch sẽ, được đặt ở một vị trí cao ráo, đủ để biết nó rất được chủ nhân quan tâm. Nhìn nó, kí ức về lần trót dại của em ngày bé lại hiện về.

Hồi đó, em mới là một cô bé học lớp 2, hiếu động và nghịch ngợm. Còn Linh là cô bạn dễ thương vừa mới chuyển đến. Khi đó, Linh rất ít nói và ngại ngùng, lúc nào cũng ôm một chú gấu bông rất xinh ngồi trên hiên nhìn em và các bạn chơi đùa. Lần đầu nhìn thấy cậu ấy, em đã rất muốn được kết bạn. Nên nhiều lần rủ Linh cùng đi chơi. Tuy nhiên chẳng lần nào cậu ấy chịu đồng ý cả. Thế là, một hôm, sau khi Linh lại từ chối không đi chơi cùng em, thì em đã cố cướp lấy con gấu bông từ tay cậu ấy. Cả hai bên ra sức giằng co, kết quả, một bên chiếc chân của chú gấu bị bung chỉ, phần bông bên trong lồi hết cả ra ngoài. Thấy thế, Linh vô cùng hoảng sợ, òa khóc nức nở. Chính em giây phút đó cũng vô cùng hoảng hốt, nhìn Linh khóc như vậy, em chẳng biết làm sao. Suy nghĩ một hồi, em liền nói:

- Đừng khóc, để mình chữa cho gấu bông.

- Cậu có làm được không đấy? - Linh hỏi lại em với khuôn mặt nhem nhuốc như chú mèo.

- Tất nhiên là được. Nhưng cậu phải hứa là sẽ đi chơi với mình thì mình mới chữa cho gấu cơ.

- Em tranh thủ ra điều kiện với Linh.

Và tất nhiên là Linh đồng ý ngay. Tối hôm đó, lần đầu tiên trong đời, em cầm lấy chiếc kim khâu và cố may lại vết rách trên chân chú gấu. Mấy lần kim đâm vào tay đau nhói, nhưng em vẫn kiên trì may cho bằng được. Dù mẹ có đề nghị là may giúp, nhưng nghĩ đến lời hứa với Linh, em lại nghiêm túc từ chối. Thế là, sau cả một buổi tối vất vả, chiếc chân đã được gắn lại vào thân chú gấu, nhưng vết may thì thật xấu xí.

Ngày hôm sau, lấy hết can đảm, em mang chú gấu đến trả lại Linh. Khi đó, em im lặng nhìn chăm chú vào cậu ấy, chờ đợi một sự phán xét. Thế nhưng không, Linh đã vui mừng ôm lấy chú gấu bông và cảm ơn em rối rít, cùng nụ cười tươi như hoa hướng dương. Nụ cười ấy chứng tỏ rằng Linh đã tha thứ và đồng ý lời mời làm bạn của em. Chú gấu bông đó cũng vì vậy mà trở thành kỉ vật tình bạn cho chúng em. Tuy bắt đầu bằng một lỗi lầm từ hành động ngốc nghếch của em, nhưng tình bạn giữa em và Linh đến nay vẫn vô cùng tốt đẹp và vui vẻ.

Từ sau lần phạm lỗi ấy, em cũng trở nên bớt nghịch ngợm và thô lỗ hơn. Bài học ấy giúp em trở thành một cô bé điềm tĩnh, chín chắn như bây giờ. Cứ mỗi lần định nổi nóng hay hành động nóng nảy, em lại nhớ về hình ảnh chiếc chân gấu lòi bông và giọt nước mắt của Linh ngày hôm đó để kiềm chế lại mình.

Bình luận (1)
Ngọc Nam Nguyễn k8
12 tháng 4 2022 lúc 12:32

Tham Khảo

Văn bản Điều không tính trước kể câu chuyện về một lần tức giận, thậm chí có ý nghĩ muốn đánh nhau của nhân vật “tôi” dành cho người bạn của mình nhưng sau đó lại được hóa giải bằng một cuốn sách đã khiến nhiều độc giả bất ngờ. Nhưng hơn hết, cách ứng xử và hành vi của nhân vật Nghi đã gây ấn tượng mạnh với nhiều độc giả, trong đó có cả em.

Trong cuộc đời, chúng ta sẽ có rất nhiều người bạn, có những người chỉ vô tình lướt qua, nhưng cũng có những người sẽ trở nên thân thiết, tri kỉ, cũng có những người khiến ta cảm phục, yêu mến. Nhưng hơn hết, là những người bạn luôn bao dung, độ lượng với khuyết điểm và giúp ta sửa chữa. Nghi chính là một người bạn như thế. Nghi, “tôi” và Phước là những người bạn cùng học, cùng tham gia đá bóng với nhau. Xích mích chỉ xảy ra khi Nghi không công nhận bàn thắng của “tôi” và Phước, và cả hai đội cãi nhau về luật việt vị. Thế nhưng, cách hành xử của Nghi sau đó đã khiến “tôi” và Phước nguôi ngoai, cả ba lại khoác vai nhau như những người bạn thân thiết.

Đầu tiên, em thấy Nghi là một người bạn rất vô tư và rộng lượng, không chấp nhặt. Cùng cãi cọ, xô xát trên trận bóng, trong khi Phước và “tôi” rất hậm hực, tức tối, không phục và khăng khăng cho rằng bản thân mình mới là người đúng, thậm chí còn chuẩn bị sẵn vũ khí để đánh nhau thì hành động của Nghi hoàn toàn khiến chúng ta bất ngờ. Nghi đi tìm “tôi”, nhưng không phải để phân bua, cãi cọ hay tệ hơn nữa là… đánh nhau. Nghi mang theo một cuốn sách, không hề tính toán chuyện to tiếng trên sân bóng, chỉ thủng thỉnh buông một câu: “Đây là cuốn luật bóng đá của anh tao. Cho mày mượn đọc để mai mốt đá bóng mình khỏi phải cãi nhau nữa!”. Hành vi trái ngược hoàn toàn với “tôi” và Phước đã cho thấy sự rộng lượng của Nghi, không hề tức giận, hậm hực hay bất mãn. Nghi đã bỏ qua cho sự sai luật và cãi cọ vô lý của đối phương để giúp các bạn hiểu được luật đá bóng đúng. Đó là điều mà không phải một cậu bé mười hai, mười ba tuổi nào cũng có thể làm được, đa số ở độ tuổi này, các cậu bé thường xốc nổi, bồng bột và khó bỏ qua cái sai của người khác. Nhưng Nghi đã không hề tính toán gì với Phước và “tôi”, còn đưa sách để mọi người học được luật đúng, không để xảy ra tranh chấp trong những trận bóng tiếp theo.

Bình luận (2)
Xem chi tiết
Đỗ Huyền Trang
18 tháng 3 2020 lúc 15:42

1Trong văn bản Bài học đường đời đầu tiên, nếu lược bớt các đoạn văn miêu tả Dế Mèn, Dế Choắt, chị Cốc, ... không được vì thiếu miêu tả thì sự vật sẽ ko được sinh động, tính cách nhân vật không được bộc lộ rõ nét, và không tái hiện được những chuyện đã xảy ra.

2- Hình ảnh những con vật được miêu tả trong truyện rất giống với chúng trong cuộc sống. Đặt biệt, việc miêu tả chú Dế Mèn có đôi càng, cái vuốt ở chân, ở khoeo; tiếng đạp phanh phách vào các ngọn cỏ; đôi cánh; cái đầu nổi từng tảng, rất bướng; cái răng đen nhánh; sợi râu ... là hết sức chính xác và sinh động.

- Tuy nhiên viết về Dế Mèn và thế giới loài vật cũng là viết về thế giới con người. Cho nên Tô Hoài đã nhân hóa con vật, gán cho chúng những đặc điểm của con người.

Ví dụ:

Về hình dáng: người ốm người mập cũng như ở đây Dế Mèn to khỏe, mập mạp còn Dế Choắt gầy gò ốm yếu.Về tính cách: người hiền lành, yếu ớt nhưng cũng có người mạnh mẽ, hung hăng…

=> Chính vì vậy, có thể nói thề giới con vật mà tác giả kể đến ở đây thực ra cũng là thế giới của con người.

- Một số tác phẩm viết về loài vật có cách viết tương tự như:

Đeo nhạc cho mèo (truyện ngụ ngôn)Chú đất nung (Nguyễn Kiên)   

3- Vì đây là sự việc đầu tiên kể từ khi Dế Mèn bắt đầu chuyến phiêu lưu của mình. (mình nghĩ thế :rolleyes:)
- Bài học đường đời đầu tiên Dế Mèn rút ra chính là sự trả giá cho những hành động ngông cuồng thiếu suy nghĩ. Bài học ấy thể hiện qua lời khuyên chân tình của Dế Choắt: “ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình đấy”. Đó cũng là bài học cho chính con người.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa